arrow-downarrow-rightarrow-upback-arrowchecklistcloseAsset 5cpd-clockcpd-competenciescpd-cv-buildcpd-keyAsset 3cpd-other-pointscpd-previous-skillscpd-question-markreject2cpd-skillscpd-step-completecpd-submitcpd-updated-skillsddpm-closeddpm-starenvelopefacebookfilesglobegraphlinkedinmembermenunode-triangle-borderlessnode-trianglepluspm-clinicalpm-cmcpm-collapsepm-deliverypm-downloadpm-expandpm-global-accesspm-infopm-partnerspm-regulatorypm-researchpm-strategyrounded-arrow-rightArtboard 1speech-bubblesstarstar2triangletwitteryoutube
We use cookies to track visits to our website, and we don't store any of your personal details. Find out more
The Global Health Network The Global Health Network WHO Collaborating Centre
www.tghn.org

Not a member?

Find out what The Global Health Network can do for you. Register now.

More
Less

Member Sites A network of members around the world. Join now.

  • 1000 Challenge
  • ODIN Wastewater Surveillance Project
  • CEPI Technical Resources
  • UK Overseas Territories Public Health Network
  • MIRNA
  • Global Malaria Research
  • Global Snakebite Research
  • Global Outbreaks Research
  • Vivli Knowledge Hub
  • Sub-Saharan Congenital Anomalies Network
  • Global Health Data Science
  • Africa CDC
  • AI for Global Health Research
  • MRC Clinical Trials Unit at UCL
  • ARCH
  • IHR-SP
  • Virtual Biorepository
  • CONNECT
  • Rapid Support Team
  • The Global Health Network Africa
  • The Global Health Network Asia
  • The Global Health Network LAC
  • The Global Health Network MENA
  • Global Health Bioethics
  • Global Pandemic Planning
  • ACROSS
  • EPIDEMIC ETHICS
  • Global Vector Hub
  • PANDORA
  • Global Health Economics
  • LactaHub – Breastfeeding Knowledge
  • Global Birth Defects
  • Fiocruz
  • Antimicrobial Resistance (AMR)
  • Human Infection Studies
  • EDCTP Knowledge Hub
  • PediCAP
  • CHAIN Network
  • ALERRT
  • Brain Infections Global
  • Research Capacity Network
  • Global Research Nurses
  • mesh
  • ZIKAlliance
  • ZikaPLAN
  • TDR Knowledge Hub
  • Global Health Coordinators
  • Global Health Laboratories
  • Global Health Methodology Research
  • Global Health Social Science
  • Global Health Trials
  • Zika Infection
  • Mother Child Health
  • Global Musculoskeletal
  • Global Pharmacovigilance
  • Global Pregnancy CoLab
  • INTERGROWTH-21ˢᵗ
  • ISARIC
  • WEPHREN
  • East African Consortium for Clinical Research
  • WANETAM
  • CANTAM
  • TESA
  • GBS
  • Women in Global Health Research
  • HeLTI
  • Global Health Research Management
  • Coronavirus

Research Tools Resources designed to help you.

  • Site Finder
  • Process Map
  • Global Health Training Centre
  • Resources Gateway
  • Global Health Research Process Map
CONNECT
  • Home
    • About
    • How to use the site
    • Making use of the community
    • Impact
    • Webinar: Grief in Neo-natal care contexts
  • Theme Areas
    • Communication
    • Mental Health
    • Epidemic and Pandemics
    • Ethical Issues
    • Patient focused care
    • World Immunization Week 2024
    • Healthcare workers
  • Training
    • A guide to communication skills training
    • iCARE-Haaland Model
    • Capacity Building for Frontline … aining Programme
  • Resources
    • Resources Gateway
    • Articles
    • Tools and Templates
  • Bối Cảnh Việt Nam
    • NGUỒN TÀI LIỆU
    • TẬP HUẤN
    • DIỄN ĐÀN CHIA SẺ
    • SỰ KIỆN
    • Nhóm Chuyên gia CONNECT Việt Nam
  • Events
    • Upcoming Events
    • Past Events
  • Community
    • Blogs
    • Discussion groups
  • Translate site
  • Contact Us
Connect Banner with a green background. - Connect

Nhóm Chuyên gia CONNECT Việt Nam

Connect Banner with a green background. Connect
  • NGUỒN TÀI LIỆU
  • TẬP HUẤN
  • DIỄN ĐÀN CHIA SẺ
  • SỰ KIỆN
  • Nhóm Chuyên gia CONNECT Việt Nam

Nhóm Chuyên gia CONNECT Việt Nam

Nhóm Chuyên gia CONNECT Việt Nam gồm các thành viên đến từ các đơn vị y tế của nhiều tỉnh thành tại Việt Nam, các điều phối viên chương trình Nâng cao Năng lực cho Nhân viên Y tế tại OUCRU, và nhiều nhà nghiên cứu làm việc trực tiếp với nhân viên y tế.

[Vui lòng bấm vào tên của từng chuyên gia để đọc nhanh tiểu sử]

  • Nguyễn Thị Hồng Nga, Điều phối viên cấp cao về Kết nối Cộng đồng và Công chúng tại Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU)
  • Nguyễn Quốc Giang, Điều phối viên Kết Nối Khoa Học với Công chúng
  • Trần Văn Bắc, Phó Trưởng khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương
  • Trần Thị Minh Hà, Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
  • Nguyễn Thanh Hà, Nghiên cứu sau tiến sĩ tại Phòng Khoa học Xã hội của Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford
  • Nguyễn Thị Lệ Hồng, Trưởng phòng CTXH của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
  • Trần Thị Hồng, Điều dưỡng trưởng khoa Nội tổng hợp – Nội Cơ xương khớp kiêm Tổ trưởng tổ Công tác xã hội, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định
  • Phạm Thị Thanh Hiền, Trưởng phòng Điều dưỡng bệnh viện Lâm Hoa Thái Bình
  • Nguyễn Văn Nhớ, Phó Trưởng Phòng Kế hoạch-Nghiệp vụ của Trung tâm Y tế huyện U Minh Thượng, Kiên Giang
  • Mai Thị Phước Loan, Thư ký quản lý Chương trình Tiêm chủng mở rộng (CT TCMR) tại tỉnh Đắk Lắk - CDC Đăk Lắk
  • Phạm Ngọc Thanh, Cố vấn Tâm lý đang công tác tại Phòng Kết Nối Khoa Học với Công chúng và Cộng đồng (PCE) tại Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford(OUCRU)
  • Ngô Trí Tuấn, Giảng viên Bộ môn Tổ chức và Quản lý Y tế, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Đại học Y Hà Nội
  • Nguyễn Trần Tuyển, Chuyên gia quản trị CNTT tại OUCRU Hanoi
Dr Mary Chambers

Nguyễn thị Hồng Nga là Học giả Hòa Bình Đông Nam Á và thành viên nhóm Salzburg toàn cầu về Đổi mới Hòa Bình châu Á. Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, Việt Nam, cô có bằng Thạc sĩ Phát triển Xã hội Liên ngành từ Đại học Ateneo de Manila, Philippines và Thạc sĩ Luật Quốc tế và Nhân quyền từ Đại học Hòa bình của Liên Hợp Quốc, Costa Rica. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển, chuyên môn của cô tập trung vào quản lý chương trình, phát triển hòa nhập và kết nối cộng đồng.

Hiện tại, Nga là Điều phối viên cấp cao về Kết nối Cộng đồng và Công chúng tại Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), Hà Nội, Việt Nam. Cô dẫn dắt hai dự án quan trọng về Kết nối Cộng đồng: Dự án Đào tạo Truyền thông về Vaccine, nhằm nâng cao năng lực truyền thông vaccine cho nhân viên y tế và Dự án Trang web CONNECT, tạo điều kiện hợp tác và kết nối giữa nhân viên y tế, nhà nghiên cứu, bác sĩ lâm sàng và các chuyên gia về gắn kết cộng đồng.

Trước khi gia nhập OUCRU, Nga từng là Quản lý Chương trình tại Christian Blind Mission (CBM), nơi cô phát triển và thực hiện các chiến lược giáo dục sức khỏe và nâng cao nhận thức trong các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn. Cô cũng dẫn dắt và triển khai Sáng kiến Toàn cầu về Loại bỏ Mù lòa có thể Phòng tránh (Vision 2020 – Quyền được Nhìn thấy) tại Việt Nam.

Nguyen Quoc Giang

Tên tôi là Nguyễn Quốc Giang, và tôi đã làm việc tại Phòng Kết nối Khoa học với Công chúng và Cộng đồng (PCE) tại Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford từ năm 2018. Tôi tốt nghiệp Thạc sĩ Công tác xã hội, chuyên ngành Công tác xã hội Y tế. Tôi bắt đầu tham gia vào nghiên cứu với các nhân viên công tác xã hội y tế từ năm 2016. Từ năm 2017, tôi đã làm việc với các nhân viên y tế, bệnh nhân và người chăm sóc của họ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần, đặc biệt là giảm căng thẳng và lo âu. Tôi đã tham gia vào một nghiên cứu nhằm thu hút các cộng đồng khó tiếp cận có nguy cơ nhiễm viêm gan C, xác định những thách thức mà các nhóm dân cư thiếu dịch vụ y tế phải đối mặt khi tiếp cận các dịch vụ y tế cho căn bệnh này. Hiện tại, tôi tham gia nghiên cứu khám phá những khó khăn mà các nhân viên tuyến đầu gặp phải trong nghiên cứu y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này khảo sát các thách thức mà những nhân viên này gặp phải. Mục tiêu là cung cấp bằng chứng về trải nghiệm của họ, xác định các giải pháp tiềm năng và đưa ra các khuyến nghị chính sách cho các cơ sở nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và bệnh viện tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Mục tiêu cuối cùng là xây dựng một môi trường làm việc hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của nghiên cứu y tế.

 

Tên tôi là Trần Văn Bắc, sinh năm 1984, bác sĩ, Phó Trưởng khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Tôi tốt nghiệp Đại học Y Dược Thái Bình, chuyên ngành Bác sĩ đa khoa năm 2008, sau đó học Thạc sĩ Y học nhiệt đới tại Viện Y học nhiệt đới Pháp ngữ tại Viêng chăn, CHDNND Lào, rồi về làm việc tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ năm 2011. Ngoài công việc chuyên môn tại khoa Cấp cứu, tôi còn kiêm nhiệm thêm công việc tại phòng Công tác xã hội của Bệnh viện.  

Công việc của nhân viên y tế (NVYT) tại khoa Cấp cứu thường xuyên phải đối mặt với áp lực về thể chất và tinh thần, chứng kiến ranh giới giữa sự sống và cái chết, đặc biệt trong đại dịch COVID-19. Do đó, trong quá trình làm việc, tôi cũng rất quan tâm đến khía cạnh tinh thần, và những hậu quả do căng thẳng gây ra đối với NVYT, Người bệnh và người nhà người bệnh. Bên cạnh đó, tham gia công tác tại phòng CTXH, giúp tôi hiểu biết hơn về các khía cạnh xã hội trong môi trường y tế. Có những trường hợp NVYT bị tổn hại tinh thần nặng nề sau một ca trực vất vả, xảy ra mâu thuẫn với người nhà người bệnh, thậm chí bị đe dọa. Thay vì họ chỉ nhận được sự cảm thông của đồng nghiệp, và tự an ủi bản thân rằng chỉ là tai nạn nghề nghiệp, họ rất cần được hỗ trợ tâm lý từ các chuyên viên tham vấn. Tôi tuy chưa từng được đào tạo về lĩnh vực tham vấn tâm lý, nhưng cũng rất mong được học hỏi và trao đổi kinh nghiệm thực tế với các đồng nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực này. Xin cảm ơn! 

 

Tên tôi là Trần Thị Minh Hà, sinh năm 1970, là bác sĩ chuyên khoa cấp I, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý chất lượng, tôi luôn tâm huyết và đặt niềm tin vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đặc biệt là sự hài lòng của người bệnh.

Công việc của tôi tập trung vào việc xây dựng, triển khai và giám sát các quy trình, hệ thống quản lý chất lượng tại bệnh viện. Tôi không chỉ chú trọng đến việc tối ưu hóa các dịch vụ y tế, mà còn đặc biệt quan tâm đến những trải nghiệm của người bệnh trong suốt quá trình điều trị mà còn luôn nỗ lực để mang đến một môi trường điều trị chuyên nghiệp, an toàn và thân thiện. Tôi hiểu rằng, chất lượng dịch vụ y tế không chỉ được đo bằng những chỉ số hay kết quả khám chữa bệnh, mà còn phải đánh giá qua sự hài lòng và niềm tin mà người bệnh dành cho chúng ta.

Trong vai trò Trưởng phòng Quản lý chất lượng, tôi luôn khuyến khích sự cải tiến không ngừng trong từng khâu của quy trình chăm sóc người bệnh. Tôi tin rằng, việc lắng nghe ý kiến phản hồi từ người bệnh và người thân, đồng thời xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên y tế, chính là chìa khóa để đảm bảo sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng bệnh viện.

Bên cạnh đó, tôi cũng chú trọng việc tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nơi mỗi thành viên trong bệnh viện đều có thể đóng góp và phát huy tối đa khả năng của mình. Mỗi nhân viên, từ bác sĩ, điều dưỡng cho đến các nhân viên hỗ trợ khác, đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một bệnh viện thân thiện, chuyên nghiệp và luôn sẵn sàng chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất.

Tham gia Nhóm Connect, tôi hy vọng sẽ được học hỏi, chia sẻ và kết nối với các anh chị em đồng nghiệp và các chuyên gia để cùng nhau không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, hướng tới mục tiêu chung sự hài lòng người bệnh cũng như của nhân viên y tế.  

Xin trân trọng cảm ơn! 

 

Tôi hiện là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Phòng Khoa học Xã hội của Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford. Hiện tại, tôi đang thực hiện dự án có tên “nghiên cứu lồng trong thử nghiệm” nhằm khám phá các khía cạnh thực tiễn của quá trình triển khai các thử nghiệm lâm sàng tại Đông Nam Á. Tôi có bằng Tiến sĩ Y tế Công cộng tại Đại học Oxford, với đề tài tập trung vào các yếu tố văn hóa – xã hội ảnh hưởng đến quan điểm và thực hành về tiêm chủng ở các vùng nông thôn Việt Nam. Mối quan tâm nghiên cứu của tôi tập trung vào việc nâng cao hiểu biết về sức khỏe và cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho các cộng đồng yếu thế.

 

Tôi là ĐD.CKI. Nguyễn Thị Lệ Hồng, hiện được phân công làm trưởng phòng CTXH của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới từ năm 2017. Công việc chính của tôi đang tập trung là làm thế nào để hỗ trợ người bệnh trong quá trình khám và điều trị tại bệnh viện một cách hiệu quả. Bên cạnh đó tôi còn quản lý nhóm truyền thông nhằm đảm bảo các thông tin truyền thông của bệnh viện kịp thời và đúng nội dung. Ngoài ra, phòng CTXH phụ trách tổ chức các khóa đào tạo về kỹ năng mềm cho nhân viên y tế và nhân viên CTXH để hỗ trợ làm việc hiệu quả hơn trong công việc.  

Tham gia vào nhóm cố vấn của CONNECT tôi mong muốn học hỏi kinh nghiệm đào tạo và truyền thông từ các thành viên để có thể ứng dụng hiệu quả tại đơn vị của mình

 

Tên tôi là Trần Thị Hồng, sinh năm 1987, hiện đang đảm nhiệm vai trò Điều dưỡng trưởng khoa Nội tổng hợp – Nội Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định và kiêm nhiệm Tổ trưởng tổ Công tác xã hội tại Bệnh viện. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành Y, tôi luôn cố gắng mang đến những giá trị tích cực không chỉ trong công tác chăm sóc sức khỏe mà còn trong việc hỗ trợ tinh thần cho người bệnh và người nhà người bệnh.

Trong vai trò Điều dưỡng trưởng khoa, tôi chủ động trong hoạt động chăm sóc sức khỏe của người bệnh, đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế và môi trường điều trị an toàn, thân thiện. Bên cạnh đó, điều khiến tôi cảm thấy tâm huyết chính là công tác xã hội mà tôi đảm nhận tại bệnh viện.

Tổ Công tác xã hội của chúng tôi có nhiệm kết nối giữa bệnh viện và cộng đồng, hỗ trợ người bệnh và gia đình vượt qua khó khăn về mặt tinh thần và vật chất. Tôi cùng đội ngũ của mình luôn nỗ lực hỗ trợ từ những việc nhỏ nhặt như tìm hiểu nhu cầu của người bệnh, giúp đỡ thủ tục hành chính, đến những công việc lớn hơn như kết nối với các tổ chức từ thiện, giúp người bệnh có hoàn cảnh khó khăn có được nguồn lực cần thiết.

Ngoài ra, tôi cũng luôn hiểu rằng Công tác xã hội trong bệnh viện cần tăng cường sự hỗ trợ tinh thần cho nhân viên y tế, tạo ra một môi trường làm việc đoàn kết và đầy cảm hứng. Tôi tin rằng, công tác xã hội tại bệnh viện không chỉ là công việc đơn thuần mà là sứ mệnh của mỗi chúng ta – sứ mệnh giúp đỡ và chăm sóc những con người đang phải đối mặt với thử thách trong cuộc sống.  

Tham gia Nhóm Connect, tôi hy vọng sẽ được học hỏi, chia sẻ và kết nối với các anh chị em đồng nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực này.  

Xin trân trọng cảm ơn! 

 

Tên tôi là Phạm Thị Thanh Hiền, sinh ngày 10-7-1990. Tôi đang là Trưởng phòng Điều dưỡng bệnh viện Lâm Hoa Thái Bình, đây là một bệnh viện tư nhân hàng đầu của tỉnh Thái Bình. Tôi tốt nghiệp cử nhân Điều dưỡng tại trường đại học Y Thái Bình năm 2012, tốt nghiệp Thạc sĩ Điều dưỡng năm 2022 trường đại học Điều dưỡng Nam Định. Hơn 10 năm công tác tại bệnh viện tư nhân có quy mô hơn 300 giường bệnh, quản lý hơn 130 Điều dưỡng viên và kỹ thuật viên, tôi hiểu được những áp lực của nhân viên y tế gặp phải trong công việc, yêu cầu về chuyên môn hay các kỹ năng mềm để phục vụ cho công tác chăm sóc người bệnh với nhu cầu ngày càng cao từ phía người dân. Tôi mong muốn được kết nối, học hỏi từ các chuyên gia ở các bệnh viện khác hay các tổ chức cộng đồng, để xây dựng các Dự án mang lại những ý nghĩa thiết thực cho đội ngũ Điều dưỡng viên, Kỹ thuật viên tại bệnh viện mình, giúp họ phát triển bản thân, có những kỹ năng mềm, chuyên môn tốt để có thể cung cấp các dịch vụ Điều dưỡng tốt nhất có thể cho cộng đồng.

 

Tên tôi là Nguyễn Văn Nhớ, sinh năm 1990, hiện tại là Phó Trưởng Phòng Kế hoạch-Nghiệp vụ của Trung tâm Y tế huyện U Minh Thượng, Kiên Giang và là Bí thư Đoàn của Trung tâm Y tế. Cuối tháng 03/2025 tôi hoàn thành chương trình học Thạc sĩ Điều dưỡng của Trường Đại học Thăng Long.

Hiện nay tại các cơ sở y tế nói chung và tại Trung tâm Y tế huyện U Minh Thượng nơi tôi đang công tác nói riêng thì nhân viên y tế làm việc với áp lực rất cao, họ thường xuyên bị stress và dẫn tới những vấn đề xung đột giữa nhân viên y tế với người bệnh và người nhà của người bệnh, hoặc và giữa các nhân viên y tế với nhau. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới nhân viên y tế bị stress và gây ra những vấn đề xung đột không mong muốn có thể kể đến như: Khối lượng công việc lớn; Nhân lực thiếu hụt, khiến nhân viên y tế phải làm việc quá tải; Do áp lực tâm lý và trách nhiệm cao; Mức lương chưa tương xứng với công việc; Bệnh nhân và người nhà thiếu sự thông cảm; Những thủ tục hành chính và quy định chuyên môn nghiêm ngặt…Hiện nơi tôi công tác cũng chưa có nhân viên y tế nào được đào tạo về tâm lý giúp nhân viên y tế giảm bớt tình trạng stress, căng thẳng trong công việc. Tôi tuy chưa từng được đào tạo về lĩnh vực tâm lý, nhưng rất mong được kết nối, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm thực tế với các đồng nghiệp và các chuyên gia trong lĩnh vực này. Mong muốn bản thân được giao lưu, học hỏi về tham vấn tâm lý để giúp đỡ đồng nghiệp giải tỏa được vấn đề stress công việc hằng ngày, mặc khác cũng mong muốn giúp đỡ, hỗ trợ người bệnh trong vấn đề về tâm lý người bệnh.  

Xin cảm ơn! 

 

Tôi tên là Mai Thị Phước Loan; Tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa tại Trường Đại học Y khoa Huế từ năm 1992. Gần 30 năm làm công tác dự phòng; là Thư ký quản lý Chương trình Tiêm chủng mở rộng (CT TCMR) tại tỉnh Đắk Lắk - CDC Đăk Lắk. Tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học Y xã hội học năm 2013 tại Trường Đại học Mahidol - Thái Lan. Năm 2013-2017 tham gia với vai trò là điều phối viện tại tỉnh Đắk Lắk của Dự án Nghiên cứu Bệnh truyền lây từ động vật sang người (05VZ) do OUCRU-HCM triển khai. Từ năm 2017 đến nay, tôi tham gia các hoạt động do OUCRU-HCM triển khai tại địa phương như: Sức khỏe sân vườn nhà bạn; Nghiên cứu "Những thách thức hiện nay trong triển khai CT TCMR và Loại trừ UVSS ở những vùng đồng bào dân tộc thiểu số Đắk Lắk"; "Hoạt động kết nối cộng đồng" với tiêm chủng; Kỹ năng giao tiếp để cải thiện kết quả chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân và cộng đồng - "Xây dựng năng lực" ...
Mong muốn được học hỏi và chia sẻ một phần kinh nghiệm trong công tác hoạt động chuyên môn.

 

Tôi tên là Phạm Ngọc Thanh, là Cố vấn Tâm lý đang công tác tại Phòng Kết Nối Khoa Học với Công chúng và Cộng đồng (PCE) tại Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford(OUCRU) từ năm 2012. Tham gia nghiên cứu sự phát triển thần kinh ở trẻ bị bệnh tay chân miệng và lao màng não, nghiên cứu về tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế, và sức khỏe tâm thần của bệnh nhân ở thời gian hậu COVID-19 bệnh viện bệnh nhiệt đới. Tham gia đào tạo nhân viên y tế về kỹ năng mềm và chăm sóc sức khỏe toàn diện từ năm 2005 đến nay.
Tôi tốt nghiệp Tiến sĩ Y khoa tại Đại học Y khoa Sài-Gòn năm 1975 và công tác tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 1975 đến 2014. Tốt nghiệp chuyên ngành Y Tế Cộng Đồng, đại học Nancy Pháp năm 2000; chuyên ngành Tâm lý Trị liệu tại trường Tâm lý Thực Hành Paris, Pháp năm 2000-2005; Chuyên ngành Phát Triển Hành vi Trẻ em tại Arkansas, Hoa kỳ năm 2007; Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ tại bệnh viện Nhi Đồng Melbourne, Australia năm 2008.
Tôi đã là giảng viên môn Tâm lý học lâm sàng tại trường Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa học Xã hội & Nhân văn, Văn Hiến và Văn Lang từ 2012-2022.

 

Ngô Trí Tuấn là giảng viên tại Bộ môn Tổ chức và Quản lý Y tế, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Đại học Y Hà Nội. Sinh ra tại Bắc Giang, Việt Nam, ông tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa tại Đại học Y Hà Nội (2008) và hoàn thành chương trình sau đại học chuyên ngành Y học Dự phòng tại cùng trường (2021).

Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu, ông tập trung vào các vấn đề sức khỏe cộng đồng, dịch tễ học và quản lý y tế. Ông đã công bố nhiều nghiên cứu trên các tạp chí khoa học quốc tế và trong nước, bao gồm các chủ đề về tiêm chủng, bệnh không lây nhiễm, chăm sóc y tế tuyến cơ sở và sức khỏe tâm thần.

Hiện tại, ông tiếp tục đóng góp vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Đại học Y Hà Nội, đồng thời tham gia các đề tài cấp Bộ và cấp trường nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tại Việt Nam.

 

Nguyễn Trần Tuyển- Thạc sỹ CNTT, sinh năm 1976, chuyên gia quản trị CNTT tại OUCRU Hanoi. Trước khi gia nhập OUCRU Hanoi, tôi từng làm việc tại Plan International. Tôi mong muốn được đóng góp vào việc xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, tạo điều kiện cho sự hợp tác và chia sẻ kiến thức giữa nhân viên y tế, nhà nghiên cứu, bác sĩ lâm sàng và các chuyên gia về gắn kết cộng đồng.

Donate Now

©Copyright 2009 - 2025, CONNECT

  • Links
    • Contact Us
    • Terms & Conditions
    • Accessibility
    • Privacy Policy
The Global Health Network is a World Health Organization collaborating centre for Research Information Sharing, E-learning, and Capacity Development