NHÓM BIÊN SOẠN:

Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh
Thạc sĩ Nguyễn Bích Phương

Phòng Kết Nối Khoa Học với Công chúng, Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU), Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Thông tin liên hệ: publicengagement@oucru.org  

1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP HUẤN 

Tại Mỹ, nghiên cứu cho thấy 15% các tình huống căng thẳng xảy ra tại bệnh viện đều liên quan đến sự nóng giận của người bệnh. Tại Việt Nam, cũng có không ít những vụ hành hung nhân viên y tế liên tiếp xảy ra tại các bệnh viện. Thống kê ngành y tế cho thấy đối tượng bị tấn công là bác sĩ (70%) và điều dưỡng (15%), đồng thời 90% các vị bạo hành xảy ra khi bác sĩ đang cấp cứu người bệnh.

Sau tập huấn, người học sẽ:

  • Nắm được những yếu tố góp phần tạo nên giao tiếp hiệu quả với người bệnh.
  • Nắm được các biểu hiện của người bệnh nóng giận hoặc lo âu.
  • Nắm được những điều nên & không nên khi giao tiếp với người bệnh nóng giận hoặc lo âu.

Tài liệu tham khảo:

  1. Medical Professionals (2022). How to deal with angry patients: A Rad Tech’s Guide.
  2. Hồ Quang Phương (2022). Cách nào để chống nạn bạo hành nhân viên y tế? Báo Quân Đội Nhân Dân.

2. CẤU TRÚC TẬP HUẤN & THỜI GIAN TẬP HUẤN:

Tổng thời lượng: 120 phút

Phần Nội dung Phương pháp Thời lượng
1 Khởi động
Làm bài khảo sát trước tập huấn
Khảo sát bằng bảng hỏi 20 phút
2 Tìm hiểu những biểu hiện của bệnh nhân nóng giận Động não Thảo luận nhóm 20 phút
3 Phân tích những nguyên nhân dẫn đến việc nóng giận của bệnh nhân Thảo luận tình huống 30 phút
4 Ứng phó với tình huống bệnh nhân nóng giận Sắm vai Thảo luận tình huống 30 phút
5 Tổng kết sau tập huấn
Làm bài khảo sát sau tập huấn
Đánh giá tập huấn
Khảo sát bằng bảng hỏi 20 phút

3. TÀI LIỆU TẬP HUẤN

  1. Chương trình tập huấn - Dành cho tập huấn viên [pdf]
  2. Tài liệu tham khảo - Dành cho người tham gia tập huấn [pdf]
  3. Ghi hình buổi tập huấn [video 1, video 2]