Giới thiệu chương trình | Mục tiêu | Tài liệu

Một nghiên cứu của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hà thuộc Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) cho thấy đội ngũ y tế cấp cơ sở, đặc biệt là các cộng tác viên y tế thôn/ buôn đóng vai trò thiết yếu trong việc khuyến khích và thúc đẩy tỉ lệ tiêm chủng của cộng đồng. Tuy vậy, các cộng tác viên y tế thôn/buôn lại thường là những tình nguyện viên với mức hỗ trợ hàng tháng rất thấp.

Họ ít có cơ hội được đào tạo về tiêm chủng, vắc-xin hoặc về các kỹ năng cần thiết để truyền thông với cộng đồng, dù công việc của cộng tác viên đòi hỏi kỹ năng này, đặc biệt là khi truyền thông với các thành viên cộng đồng thuộc nhóm dân tộc thiểu số.

Từ kết quả nghiên cứu này, OUCRU đã phối hợp với CDC Đắk Lắk xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cộng tác viên y tế xã và nhân viên trạm y tế xã, đặc biệt tập trung hỗ trợ họ truyền thông về vắc xin và quy trình tiêm chủng.

Kết quả đầu ra là một khóa tập huấn gồm 5 mô-đun, cùng với hướng dẫn tập huấn và thẻ ghi chú. Một khóa đào tạo giảng viên (TOT) cũng giúp cho cán bộ y tế cấp huyện và xã thực hiện tập huấn này với các cộng tác viên y tế tại thôn, buôn.

Chương trình tập huấn có sự tham gia của cán bộ y tế tuyến đầu, thông qua việc xây dựng không gian học tập tích cực, đã tăng sự tự tin của các cộng tác viên y tế. Chương trình cũng đảm bảo tính bền vững bằng việc nâng cao năng lực cho giảng viên là các chuyên trách và cán bộ y tế.

“Sau khi tập huấn xong thì thấy mình tự tin hơn, điều mà trước đây mình chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ làm một giảng viên, làm được điều đó chị cảm thấy rất vui!”

Một Cán bộ chuyên trách tiêm chủng cấp xã, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ.

 

Xem video về dự án Nâng cao Năng lực của Nhân viên Y tế tuyến đầu do phòng Kết Nối Khoa học với Công chúng và Cộng đồng tại OUCRU thực hiện

MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình tập huấn mong muốn tăng cường năng lực và hiệu quả công việc truyền thông về vắc xin của các cộng tác viên y tế thôn buôn. Các kết quả chính của chương trình tập huấn gồm:

  • Kết quả 1: Các cộng tác viên y tế có thêm kiến thức cơ bản về một số bệnh truyền nhiễm và loại vắc-xin tương ứng.
  • Kết quả 2: Các cộng tác viên y tế có thêm hiểu biết về các thông tin và tình hình của cộng đồng và bối cảnh địa phương, bao gồm cả các vấn đề về giới và đặc thù văn hóa.
  • Kết quả 3: Các cộng tác viên y tế có thêm kỹ năng và kiến thức phù hợp để thực hiện các hoạt động kết nối cộng đồng trong bối cảnh địa phương, cũng như phối hợp làm việc hiệu quả với các cộng đồng đa dạng văn hóa.
  • Kết quả 4: Các cộng tác viên y tế nắm vững và có thể thực hành hiệu quả các kỹ năng truyền thông về vắc-xin, có sự tự tin, thuyết phục và thấu hiểu với các đối tượng được truyền thông.

CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH TẬP HUẤN

Chương trình tập huấn bao gồm 5 Mô-đun. Mỗi Mô-đun hướng dẫn một dạng kiến thức và kỹ năng truyền thông khác nhau về vắc-xin. Bên cạnh sổ tay tập huấn, chương trình có kèm thêm tài liệu Nhật ký cộng tác viên, quyển thông tin, và thẻ ghi nhớ.

Chi tiết và tài liệu khóa học

Tài liệu tập huấn bao gồm:

- Sách tài liệu dành cho tập huấn viên.

- Nhật ký Cộng tác viên dành cho người tham gia tập huấn.

- Quyển thông tinthẻ ghi nhớ - công cụ giúp truyền thông trong cộng đồng.

1. Tài liệu Tập Huấn cho Cán bộ Vắc-xin tuyến đầu

Chương trình tập huấn bao gồm 5 Mô-đun. Mỗi Mô-đun hướng dẫn một dạng kiến thức và kỹ năng truyền thông khác nhau về vắc-xin. Các Mô-đun này có thể thay đổi thứ tự một cách linh hoạt, tùy thuộc bối cảnh của địa phương, nhu cầu của học viên và giảng viên.

Giới thiệu | trang 3-4 [pdf]

Các công cụ tập huấn chính | trang 5-6 [pdf]

Mô-đun 1: XÂY DỰNG LÒNG TIN l trang 7 [pdf]

Mô-đun này được thiết kế với mục tiêu xây dựng kỹ năng trình bày một cách thuyết phục cho các đối tượng truyền thông, với chủ đề là các bệnh truyền nhiễm và vắc-xin phòng chống bệnh.

Mô-đun này sử dụng công cụ tập huấn chính là ‘Nhập vai’ để giải quyết tình huống tại cộng đồng.

Hoạt động 2 Bảng: “Công việc của CTV y tế thôn buôn” l trang 51 [pdf]
Hoạt động 3 Bảng: “Những khoảnh khắc Vui - Buồn” l trang 52 [pdf]
Hoạt động 4 Bảng: “Phân tích nguyên nhân các trải nghiệm” l trang 53 [pdf]
Hoạt động 6 Bảng: “Tôi có thể truyền thông về tiêm chủng hiệu quả hơn bằng cách...” l trang 54 [pdf]

Mô-đun 2: KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC l trang 19 [pdf]

Mô-đun này hướng tới nâng cao kỹ năng thuyết phục cho người tham gia, đặc biệt là nhóm kỹ năng: Lắng nghe - Quan sát - Phản hồi.

Mô-đun này sử dụng hai công cụ chính là Nhập vai và Chia sẻ câu chuyện.  

Hoạt động 2 Bảng: “Kỹ thuật 5W” l trang 55 [pdf]
Hoạt động 4 Bảng: “Nên và Không Nên khi truyền thông với cộng đồng” l trang 56 [pdf]

Mô-đun 3: KỸ NĂNG NGÔN NGỮ l trang 26 [pdf]

Ở mô-đun này, người tham gia sẽ thực hành phối hợp các dạng ngôn ngữ có lời và không lời. 

Mô-đun này sử dụng công cụ bài tập nhóm và hoạt động chơi. 

Hoạt động 3 Bảng: “Ta có thể làm gì để truyền thông hiệu quả, hấp dẫn hơn” l trang 57 [pdf]
Hoạt động 5 Bảng: “Hiểu về ngôn ngữ không lời” l trang 58 [pdf]

Mô-đun 4: MẠNG LƯỚI HỖ TRỢ TẠI ĐỊA PHƯƠNG | trang 35 [pdf]

Mô-đun này tập trung vào việc xây dựng và duy trì mạng lưới hỗ trợ tại địa phương.

Mô-đun này sử dụng hoạt động chơi, vẽ sáng tạo và công cụ vẽ sơ đồ mạng lưới hỗ trợ.

Hoạt động 1: “Những thay đổi trong bối cảnh địa phương” l trang 59 [pdf]
Hoạt động 3: “Công cụ phân tích đối tượng liên quan” l trang 60 [pdf]

Mô-đun 5: VẮC-XIN VÀ LỢI ÍCH CỦA VẮC-XIN l trang 43 [pdf]

Mô-đun này tập trung vào việc cung cấp kiến thức cơ bản về bệnh truyền nhiễm và vắc-xin.

Mô-đun này sử dụng công cụ lập sơ đồ sức khỏe địa phương và hoạt động thảo luận/phản biện nhóm.

2. Nhật ký Cộng tác viên y tế

Công cụ giúp người học suy ngẫm và ghi chép lại các kiến thức được học cũng như những ứng dụng của khóa học trong công việc.

3. Quyển thông tinthẻ ghi nhớ

Các công cụ này hỗ trợ người học truyền thông với cộng đồng các bệnh phòng tránh được bởi vắc-xin và các triệu chứng bệnh.

Tham khảo thêm

  1. Thông tin và tài liệu khóa học bằng tiếng Anh.
  2. Dự án Nâng cao năng lực cho nhân viên y tế tuyến đầu do phòng Kết Nối Khoa Học với Công Chúng và Cộng Đồng tại website của OUCRU tại đây.