GIAO TIẾP THƯƠNG CẢM

Xem chi tiết ➔

Thương cảm được định nghĩa như một đáp ứng cảm xúc đối với người đau khổ muốn được hỗ trợ. Mặc dù rất gần với sự thấu cảm được định nghĩa như sự hiểu biết cảm xúc của người khác, thương cảm là một hành vi đáp ứng được người bệnh cảm nhận. Sự thương cảm trong lâm sàng là một khía cạnh sống còn của chăm sóc y tế có chất lượng cao đối với nhân viên y tế và người bệnh.

Ngày 14.12.2024, OUCRU và Medisetter đã tổ chức một hội thảo trực tuyến về Giao tiếp Thương cảm để giúp nhân viên y tế cải thiện chất lượng chăm sóc với sự thương cảm.

TẬP HUẤN CHO NHÂN VIÊN Y TẾ TUYẾN ĐẦU

Xem chi tiết ➔

Trong các cộng đồng dân tộc thiểu số của Việt Nam, chương trình tiêm chủng mở rộng do nhân viên y tế địa phương đảm nhận. Họ thường là tình nguyện viên với mức lương thấp và ít được đào tạo về vắc xin hoặc kỹ năng truyền thông.

OUCRU phối hợp với Sở Y tế Đắk Lắk và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) xây dựng chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ tiêm chủng tuyến đầu, đặc biệt tập trung hỗ trợ truyền thông về vắc xin và quy trình tiêm chủng.

TẬP HUẤN: MỆT MỎI TRẮC ẨN HAY KIỆT SỨC

Xem chi tiết ➔

Hội thảo trực tuyến này đi sâu vào các chiến lược hiệu quả được thiết kế riêng cho những thách thức đặc thù mà các chuyên gia chăm sóc sức khỏe phải đối mặt, cung cấp những hiểu biết sâu sắc và công cụ có giá trị để giúp nhân viên tế giải quyết các tác nhân gây căng thẳng bằng khả năng phục hồi và cân bằng.

TẬP HUẤN: GIAO TIẾP VỚI NGƯỜI BỆNH NÓNG GIẬN

Xem chi tiết➔

Thảo luận về các nguyên nhân, đặc tính của người nóng giận, và từ đó chia sẻ các biện pháp để nhân viên y tế có thể ứng phó và phòng ngừa những tình huống xấu đến từ cơn nóng giận của người bệnh.

TẬP HUẤN: KỸ NĂNG THÔNG BÁO TIN XẤU

Xem chi tiết ➔

Kỹ năng thông báo tin xấu vô cùng cần thiết trong việc chăm sóc, khám chữa bệnh. Việc sử dụng kỹ năng này một cách hiệu quả sẽ giúp người bệnh và thân nhân có thể lắng nghe, chấp nhận những thông tin về bệnh trở nặng.

QUẢN LÝ CẢM XÚC: KHÓ HAY DỄ

Xem chi tiết ➔

Xung đột là tất yếu, mỗi nhân viên y tế phải học cách giải quyết xung đột một cách có hiệu quả trong tập thể làm việc chung với nhau.

TẬP HUẤN: KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT

Xem chi tiết ➔

Khả năng kiểm soát và quản lý cảm xúc một cách hiệu quả là rất quan trọng không chỉ đối với sức khỏe cá nhân mà còn mang lại sự chăm sóc tốt nhất có thể cho bệnh nhân.

TẬP HUẤN: KỸ NĂNG GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH KHI XUẤT VIỆN

Xem chi tiết ➔

Kế hoạch xuất viện cho người bệnh trước đây chưa được ưu tiên hoặc được lồng ghép khi mà nhân viên y tế cung cấp và hướng dẫn người bệnh tuân thủ uống thuốc hoặc những vấn đề cần được theo dõi. Thông qua dự án “Cuộc sống Sau xuất viện”, chúng tôi thấy rằng việc cung cấp thông tin một cách rõ ràng và thực tế có thể hỗ trợ cho việc xuất viện và những trải nghiệm của người bệnh và thân nhân người bệnh. Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh đã biên soạn tài liệu này để hỗ trợ các điều dưỡng ở khoa Hồi Sức Tích Cực và Chống Độc trong tiến trình hỗ trợ bệnh nhân xuất viện và cung cấp thông tin cần thiết cho người bệnh và gia đình họ.

TÀI LIỆU: TẬP HUẤN CHO TẬP HUẤN VIÊN

Xem chi tiết ➔

Nhân viên y tế cộng đồng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho các tuyến dưới như xã hay buôn thôn để chia sẻ về các kiến thức chuyên môn về y tế công cộng cũng như tiêm chủng mở rộng. Nguồn tài liệu dưới đây được thiết kế để hỗ trợ theo tiến trình, cụ thể liên quan đến cách học của người lớn, cách thiết kế một bài giảng, các phương pháp có sự tham gia của người học cũng như các kỹ năng điều phối lớp học dành cho nhân viên y tế cộng đồng.